Thông qua việc ghi chép bằng phương pháp Quadrant của K-Maths giúp các con ý thức, ghi nhớ, rèn tư duy phản biện.
Các bước của phương pháp này:
𝟏) 𝐖𝐡𝐚𝐭 ?
Việc xác định hôm nay mình học gì chính là con đang ý thức cái mình đang làm, đang học. Tránh việc học cả 1 buổi mà chính bản thân bé không biết mình học gì, ba mẹ không nắm con học gì ?
Đây cũng chính là việc xác định mục tiêu , tránh lan man trong công việc.
𝟐) 𝐖𝐡𝐲 ?
Tại sao mình phải học cái này ? Cái này áp dụng gì vào cuộc sống ?
Kiến thức là để khám phá, học để ứng dụng chứ không phải rập khuôn như cái máy, ai dạy gì là học đó mà cần phản tư, để hiểu, như vậy con mới nhớ lâu , nhớ kĩ.
Khi con hiểu kiến thức là áp dụng vào đời sống thì kiến thức sẽ sinh động gần gũi , không còn khô khan , nhàm chán , còn hiểu được bài tập là để rèn luyện , nâng cao kĩ năng chứ không phải là “ác mộng”.
𝟑) 𝐇𝐨𝐰 𝐭𝐨 𝐬𝐨𝐥𝐯𝐞 𝐢𝐭 ?
Khi đã xác định mục tiêu , và lý do thì bước tiếp theo là đi thẳng vào vấn đề ngày : LÀM THẾ NÀO để giải quyết chúng ?
Việc dạy học không phải là đưa cách làm cho học sinh mà cùng con brainstorm dựa vào kiến thức bé đang có + đưa thêm câu hỏi gợi mở, đưa công cụ mới khi cần thiết để giúp con tìm ra cách giải.
Khi tìm ra đáp án KHÔNG chỉ dừng lại ở đó mà luôn còn có một câu hỏi:
𝐋𝐈𝐄̣̂𝐔 𝐂𝐎̀𝐍 𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐍𝐀̀𝐎 𝐍𝐇𝐀𝐍𝐇 𝐕𝐀̀ 𝐇𝐈𝐄̣̂𝐔 𝐐𝐔𝐀̉ 𝐇𝐎̛𝐍 𝐊𝐇𝐎̂𝐍𝐆?
Tiếp tục giúp con mở rộng tư duy, phản biện để cùng tìm ra cash giải quyết tối ưu nhất phù hợp độ tuổi của con.
𝟒) 𝐊𝐄̂́𝐓 𝐋𝐔𝐀̣̂𝐍
Việc con tự đưa ra kết luận là cách giúp các con tổng kết bài học đồng thời trình bày lại phương án cuối cùng cho vấn đề được đặt ra ở đầu bài.
Kiên trì với phương pháp này dần dà các bạn nhỏ sẽ không cần form take note nữa mà nó sẽ thành kĩ năng và các con sẽ sử dụng thuần thục không chỉ trong việc ghi chép mà còn trong tư duy , học tập và xử lý vấn đề khác trong cuộc sống.
Chúc các học trò luôn tìm thấy niềm vui trong học tập, vươn tới các thành tích cao trong mọi cuộc thi nhé!

